– Hãy dạy trẻ về khái niệm toán học
Nếu con bạn chưa biết gì về toán học hay những phép cộng trừ là như thế nào thì làm sao bạn có thể dạy trẻ học toán được? Hãy dạy trẻ biết về toán, cộng trừ là như thế nào. Con của bạn sẽ có thể tự tìm hiểu để tìm ra các phương thức học toán. Nếu không biết gì thì những việc dạy trẻ học sẽ trở nên thật là vô nghĩa.
– Trẻ cần được nắm vững những thông tin đã được học
Khi dạy trẻ học bạn phải đảm bảo học bữa nào trẻ sẽ nắm vững bài học của bữa đó. Hãy rèn luyện cho trẻ bằng cách đưa ra các thửu thách, các câu hỏi và cho trẻ thời gian trả lời. Sử dụng flashcard cũng là một ý tưởng khá hay để bé học. Flashcard với mặt trước là câu hỏi, mặt sau là câu trả lời được bày bán rất nhiều ở các hiệu sách sẽ giúp trẻ có thể ôn lại kiến thức mọi lúc mọi nơi.
– Dạy cho các em viết các con số, chữ viết rõ ràng, gọn gàng
Có 25% tất cả những phần sai trong việc giải quyết bài toán là do cẩu thả. Nên cải thiện kỹ năng viết số, cách sắp xếp thức tự, vị trí, thẳng hàng…là điều cha mẹ nên nhắc nhở và chỉnh đốn cho con.
– Nhiệt tình và giúp đỡ ngay khi con các bạn cần bạn
Toán học là môn học được xây dựng trên tất cả những gì đã học trước đó. Ví dụ khi con không hiểu khái niệm về phần trăm sẽ dẫn đến các vấn đề với các số thập phân. Vì vậy chúng ta cần phải giúp đỡ các con hoặc nhờ sự giúp đỡ từ gia sư hoặc tìm kiếm tài liệu, bài giảng online.. để hỗ trợ cho con.
– Hướng dẫn con cách xử lý làm bài tập ở nhà
Nhằm cũng cố kỹ năng làm bài tập ở lớp, chúng nên bắt đầu công việc như xem lại công thức, bảng tính, các ví dụ minh họa, nghiên cứu sách giáo khoa, cho đến khi hiểu bài rồi mới làm bài tập.
– Khuyến khích trẻ làm nhiều hơn các bài tập được giao
Làm bài tập là việc cần thiết để trẻ trau dồi kỹ năng về toán. Nếu trẻ dành nhiều thời gian cho việc làm bài tập, giúp trẻ càng rèn luyện kỹ năng, sớm phát triên tự tin vào khả năng bản thân.
– Giải thích làm thế nào để giải một bài toán
Đọc từng từ trong bài toán, đọc kỹ cho đến khi hiểu, có thể dùng hình ảnh, sơ đồ minh họa cho bài toán rõ ràng dễ hình dung hơn, nếu trẻ chưa hiểu có thể minh họa ví dụ cụ thể với con số nhỏ dễ hình dung rồi suy ra cái lớn, phức tạp hơn và các bước giải quyết bài toán.
– Giúp trẻ tìm hiểu các từ vựng của toán học
Trẻ em không bao giờ có một cảm giác thật sự về toán, cũng như sẽ không tiếp thu các khái niệm khó hơn khi chúng chưa hiểu các từ vựng về toán học. Kiểm tra lại điều này nếu trẻ thật sự chưa hiều, hãy sử dụng mô hình, đồ dùng trực quan để cung cấp giải thích cho trẻ hiểu những thuật ngữ này.
– Dạy trẻ học tính nhẩm
Nên khuyến khích trẻ em sử dụng phương pháp này thường xuyên thay vì tính trên giấy nháp, máy tính. Điều quan trọng là bạn hướng dẫn chúng khi nào thì sử dụng phương pháp tính nhẩm.
– Làm cho trẻ thấy toán học gắn liền với đời sống thực tế
Trẻ sẽ thấy yêu toán hơn khi chúng thấy được tầm quan trọng của chúng trong cuộc sống, khuyến khích và đưa ra ví dụ những tính huống sử dụng toán thiết thực trong cuộc sống.