Những gợi ý của Japan Soroban (Japaso) dưới đây sẽ giúp bạn hướng dẫn con một cách dễ dàng.
1.Sử dụng kéo đúng cách
Mặc dù nhiều trẻ 3 – 4 tuổi đã có đủ các kỹ năng để dùng kéo nhưng đa phần kỹ năng này sẽ không được phát triển hoàn toàn cho đến khi trẻ lớn hơn. Để giúp trẻ ghi nhớ cách sử dụng an toàn, hãy thử vẽ một khuôn mặt cười trên ngón tay cái và giải thích cho con hiểu rằng nó phải luôn ở vị trí ngay ngắn.
Để giúp trẻ ghi nhớ cách sử dụng an toàn, hãy thử vẽ một khuôn mặt cười trên ngón tay cái và giải thích cho con hiểu rằng nó phải luôn ở vị trí ngay ngắn.
2. Kỷ luật tự giác
Đây là một phương pháp đơn giản giúp xây dựng tính tự giác cho trẻ từ khi còn nhỏ. Để làm được điều này, bạn hãy thực hiện theo các bước sau:
– Lấy một tờ giấy A4 và gấp đôi nó lại theo chiều dọc, sau đó cắt ở nửa dưới.
– Đặt những miếng dán lên phần trên và dưới.
– Viết nhiệm vụ cần thực hiện vào các ô như “Đi ngủ”, “Đánh răng”, “Tập thể dục” và có thể thêm hình ảnh minh họa cho sinh động và dễ nhớ.
– Viết một ký hiệu màu xanh lá cây ở mặt sau của tờ giấy để đánh dấu công việc đã được hoàn thành.
Bạn có thể dán danh sách việc cần làm này lên tường trong phòng ngủ để nhắc nhở trẻ về nhiệm vụ mỗi ngày và giúp trẻ ý thức được lịch trình của mình.
3. Học cách buộc dây giày
Đây là một việc làm tuy nhỏ nhưng lại có thể rèn luyện cho trẻ tính kiên trì và độc lập. Để dễ dàng dạy con thực hiện công việc này, bạn hãy vẽ hình chiếc giày lên một miếng bìa cứng và đục những cái lỗ nhỏ rồi đặt dây giày vào như hình.
4. Cách đóng mở cúc
Bạn hoàn toàn có thể tự làm được món đồ chơi vui nhộn này để dạy cho con cách mở và đóng cúc. Cắt hình một con giun bằng giấy màu, khâu những chiếc nút lên đó và chuẩn bị những mẩu vải nhỏ có cắt lỗ.
5. Cách xác định thời gian
Mẹo đơn giản nhưng sinh động này sẽ giúp bạn dễ dàng dạy cho con cách nhận biết thời gian.
– Lấy 2 tờ giấy, viết các số biểu thị số phút (0, 5, 10, 15,…) trên tờ giấy đầu tiên. Ở tờ giấy thứ hai, viết số từ 1 đến 12 và cắt lần lượt theo hình. Đặt tờ giấy đầu tiên dưới tờ giấy thứ hai.
– Sử dụng 2 mũi tên “giờ” và “phút”.
– Thay đổi vị trí của các mũi tên và yêu cầu trẻ đọc thời gian xuất hiện trên chiếc đồng hồ mô hình này.
Bây giờ bạn có thể dễ dàng chứng minh sự liên kết giữa phút và giờ. Chỉ cần uốn cong phần trên đồng hồ, trẻ sẽ biết được số phút tương ứng ở phía dưới.
6. Học cách lựa chọn quần áo
Bạn hãy chụp ảnh bộ trang phục trước và yêu cầu trẻ tìm rồi mặc bộ quần áo này. Công việc nhàm chán hằng ngày sẽ trở thành một trò chơi thám tử kích thích trẻ tự giác một cách thích thú.
7. Ghi nhớ việc cần làm vào buổi sáng
Sử dụng những chiếc cốc khác nhau có đánh số thứ tự. Cốc thứ nhất chứa kem đánh răng và bàn chải đánh răng, cốc thứ 2 đựng khăn mặt, cốc 3 đựng lược chải tóc. Nhờ việc cụ thể hóa từng bước này, trẻ sẽ không quên bất kỳ bước nào, dần dần có thể tự thực hiện mà không cần những chiếc cốc ghi nhớ.
8. Rèn luyện thói quen đánh răng
Đánh răng là một công việc có rất ít đứa trẻ cảm thấy thích thú. Vì vậy, bạn nên tìm cách biến quá trình nhàm chán này thành một nhiệm vụ thú vị.
Hãy vẽ một biểu đồ đánh răng, treo nó trên tường trong phòng tắm cùng với bút màu. Yêu cầu trẻ tô màu vào biểu đồ này mỗi lần đánh răng, có thể tô hình mặt trời vào buổi sáng và mặt trăng vào buổi tối.
Phương pháp này sẽ giúp trẻ quen với một thói quen mới. Vào cuối tháng, bạn có thể tặng con một phần thưởng đặc biệt để tạo động lực.
9. Quy tắc chơi đồ chơi
Trẻ thường bày bừa đồ chơi của mình khắp nhà. Để tạo tính ngăn nắp và ý thức, bạn hãy thử quy ước khu vực có thể bày đồ chơi và đánh dấu nó. Giải thích cho con rằng: không được để đồ chơi ra ngoài khu vực này.
10. Lên thời khóa biểu
Chiếc đồng hồ đầy màu sắc có thể dạy cho trẻ kỹ năng quản lý thời gian của mình. Bằng cách tô màu vào các khoảng thời gian và quy ước nhiệm vụ tương ứng với màu đó, trẻ sẽ dễ dàng tính toán được công việc cần làm. Ví dụ: 5-6 giờ chiều là máu xanh lá cây tương ứng với việc bài tập về nhà; 6-7 giờ tối là cho bữa ăn tối…