1.Khủng hoảng tuổi lên ba là gì?
Khi nghe đến cụm từ “khủng hoảng” ắt hẳn cha mẹ sẽ cảm thấy nó rất nghiêm trọng. Nhưng thực chất đây là một bước ngoặt trong quá trình phát triển tinh thần bình thường của trẻ. Ở trẻ em sẽ trãi qua những cuộc “khủng hoảng” vào thời điểm sơ sinh, lúc 1 tuổi, lúc 3 tuổi, lúc 13 tuổi và lúc 17 tuổi.
Những cuộc “khủng hoảng” này thực chất chỉ là những dấu mốc phát triển trong sự thay đổi về cách trẻ nhìn nhận về bản thân mình và môi trường xung quanh. Ở giai đoạn 3 tuổi, trẻ em phát triển mạnh nhận thức và quan sát, thường bắt chước người lớn và trải nghiệm nhu cầu giao tiếp.
2. Biểu hiện của khủng hoảng lên 3
Một số biểu hiện như:
- Phản ứng tiêu cực: nó liên quan đến thái độ của trẻ với người khác. Ví dụ, đứa trẻ từ chối tuân thủ một số yêu cầu của người lớn và làm ngược lại.
- Sự bướng bỉnh: thể hiện một phản ứng quyết liệt đối với quyết định của chính mình.
- Tự chủ: ví dụ như trước đây, khi trẻ muốn làm một điều gì thì sẽ xin phép bố mẹ trước. Nhưng hiện tại trẻ hay tự làm mà không cần sự chấp thuận của ai cả.
- Trẻ có thể không hứng thú với những thứ trước đây đã từng rất thích. Thậm chí có những hành vi rất ngang ngược.
3. Cha mẹ nên làm gì?
3.1 Giúp trẻ giải tỏa cảm xúc
Khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực hay những hành vi không kiểm soát, giận giữ. bạn hãy giúp trẻ giải tỏa những cảm xúc tiêu cực đó ra ngoài
3.2 Hãy chú ý khi nói với con trẻ
Cha mẹ hãy chú ý khi nói với con trẻ, vì ở tuổi này trẻ đã có thể hiểu nhiều điều từ câu nói của người lớn. “Một đứa trẻ ngoan là sẽ không bao giờ giận dữ”. “Một đứa trẻ tốt sẽ không hỗn với bố mẹ”. Cha mẹ không nên dùng một hành vi không tốt của trẻ mà đánh giá cả con người đứa trẻ.
3.3 Cho phép bé quyền tự quyết
Khi đứa trẻ mong muốn đưa ra quyết định của riêng mình. Cha mẹ hãy cho phép bé đưa ra lựa chọn tự do (nếu nó khả thi và không gây nguy hiểm). Điều này hình thành trách nhiệm và niềm tin của trẻ vào bản thân mình.
3.4 Không đàn áp trẻ bằng mọi hình thức
Không đàn áp những ý kiến của trẻ, có thể hỗ trợ trẻ cùng tìm ra một phương án khả thi. Bạn có thể dùng hình phạt với trẻ nhưng hãy giải thích rõ ràng cho trẻ vì sao. Nếu trẻ sai, hãy giải thích rõ ràng nó sai như thế nào và vì sao bạn không đồng ý. Tuy nhiên, trong mọi tình huống (kể cả lúc phạt bé) thì cha mẹ vẫn cho trẻ hiểu rằng cha mẹ vẫn rất yêu trẻ.
3.5 Luôn nhất quán với trẻ
Gia đình vẫn nên có những luật lệ riêng. Và dù trẻ hay bất cứ thành viên nào phạm phải cũng sẽ phải nhận hình phạt như nhau.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 024 6276 8531
- Facebook: https://www.facebook.com/japansoroban
- Email: japansoroban@gmail.com
- Website: https://japansoroban.com/
- Địa chỉ: Khu Đô Thị Nam La Khê, P. La Khê, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.