Bước 1: Thay đổi cái nhìn về Stress – căng thẳng
Hãy giúp con thay đổi tư duy, từ suy nghĩ “stress rất mệt mỏi” thành suy nghĩ “stress thực ra cũng rất có ích”. Thực chất, căng thẳng có thể là động lực để con trưởng thành hơn, khi con hiểu được rằng trạng thái căng thẳng này sẽ không kéo dài mãi mãi. Những tình huống căng thẳng là những cơ hội để con học cách giải quyết, vượt qua thử thách, và rút ra được nhiều bài học.
Tác giả, đồng thời là nhà khoa học thần kinh Ian Robertson so sánh cơ chế phản ứng của cơ thể đối với căng thẳng cũng tương đồng như hệ thống miễn dịch: nó sẽ trở nên mạnh mẽ hơn nhờ được luyện tập. Khi thành công vượt qua một cơn căng thẳng, bộ não sẽ tự động ghi lại để ghi nhớ và học hỏi kinh nghiệm.
Bước 2: Thay đổi từ Tư duy Bảo thủ sang Tư duy cầu tiến
Thay đổi tư duy về “stress” còn có nghĩa là trẻ cần học cách thay đổi từ Tư duy Bảo thủ sang Tư duy Cầu tiến. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần những bài học ngắn về Tư duy cầu tiến cũng có thể giảm bớt đáng kể tình trạng căng thẳng và cải thiện điểm số của học sinh.
Khi rơi vào tình trạng căng thẳng, chúng ta thường cảm thấy quá tải và dễ dàng rơi vào lối suy nghĩ rất bảo thủ: mình không thể làm gì nhiều để có thể thay đổi tình huống này, khả năng của mình chỉ tới đây và mình chỉ có thể làm được đến đây thôi, chắc là mình không nên cố gắng nữa.
Bước 3: Ngừng suy nghĩ tiêu cực
Thông thường, trẻ em và thanh thiếu niên (và đôi khi cả người lớn nữa) phản ứng với trạng thái căng thẳng bằng những suy nghĩ rất tiêu cực. “Nếu không làm được bài thi này, tương lai của mình sẽ rất thê thảm!” hay “Sarah không chơi với mình. Rồi đây sẽ không có ai thích mình nữa!”.
Khi tình huống này xảy ra, hãy cố gắng trò chuyện để con chia sẻ cảm xúc của mình, để con thấy mình được lắng nghe và thấu hiểu. “Mẹ hiểu rằng cho đang lo lắng bởi vì bài kiểm tra đại số sắp tới”.
Bước 4: Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
Khi trẻ đã thay đổi cách nhìn nhận và xây dựng được cho mình Tư duy cầu tiến, con cần học được cách biến những ý tưởng đó thành hành động thông qua việc giải quyết vấn đề. Bước này sẽ cần nhiều ví dụ và cả kinh nghiệm thực tế để con có thể rút ra cho mình bài học
Bước 5: Áp dụng những bí quyết xử lý căng thẳng
Những phương pháp phía trên sẽ có thể phát huy tác dụng tốt nhất khi trẻ đang ở trong trạng thái bình tĩnh, có thể suy nghĩ vấn đề thật thấu đáo và logic. Cha mẹ có thể giúp con đạt được trạng thái này bằng cách áp dụng một vài bí quyết xử lý căng thẳng. Có rất nhiều cách để quản lý cảm xúc khi bị căng thẳng, phụ huynh có thể cân nhắc áp dụng
Thông tin liên hệ:
- Hotline: 024 6276 8531
- Facebook: https://www.facebook.com/japansoroban
- Email: japansoroban@gmail.com
- Website: https://japansoroban.com/
- Địa chỉ: Khu Đô Thị Nam La Khê, P. La Khê, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.