Nhiều bậc phụ huynh đau đầu khi con nghịch ngợm, cãi lại và không nghe lời. Mặc dù đã đưa ra rất nhiều biện pháp dạy con nhưng chưa đem lại kết quả như mong muốn. Vậy làm sao để con trở nên ngoan ngoãn và nghe lời?
- Khi con hư chỉ phê bình hành động của con chứ không phê bình con người con
Nhiều cha mẹ trong lúc dạy con gặp tình huống khi con bị mắc lỗi mà bố mẹ mắng con là “sao con hư vậy”, “con hư vừa thôi” thì chắc chắn trong con sẽ có sự mặc định là mình là đứa trẻ hư và như thế những lần sau con cũng không chú ý về hành động của mình vì “đằng nào cũng hư rồi”.
- Không nên “mua chuộc” con bằng phần thưởng
Cách dùng phần thưởng để thưởng cho con không phải là hành động xấu, nhưng nếu không biết cách thì đó được xem như một hành động “hối lộ” con và điều đó không thể khiến trẻ trở thành những đứa trẻ ngoan. Chỉ thưởng trong những trường hợp thật cần thiết để động viên tinh thần và sự cố gắng của con nhưng phần thưởng tuyệt nhiên không được quá lớn so với thành tích mà con đạt được. Ví dụ: Nếu tuần này con được 3 điểm tốt con sẽ được đi chơi công viên, 4 điểm tốt con sẽ được tặng một món quà…
- Đưa ra quy luật cho trẻ
Để đưa ra được một quy luật mà trẻ có thể chấp hành theo thì khi soạn thảo quy luật thì cần phải có sự tham gia của trẻ và chính cha mẹ cũng phải nghiêm chỉnh thực hành theo luật đã đề ra trong lúc dạy con. Ví dụ mỗi ngày con được chơi điện tử 30 phút sau giờ học thì sau khi chơi xong con không được phép ngồi trước máy tính mà quên đi những việc mình cần phải làm.
- Phải kiên định nhất quán với con
Khi con liên tục lặp lại đòi hỏi “Con muốn con khủng long kia”, có thể bố mẹ sẽ đưa ra hàng loạt các lý do để thuyết phục con không mua con khủng long đó. Tuy nhiên khi câu nói của con kèm theo hành động la khóc, nằm lăn ra đất để đòi thì bố mẹ thường đầu hàng đòi hỏi đó của con và đáp ứng con. Như vậy thì lần sau con cũng sẽ áp dụng những cách đó để bố mẹ làm theo ý chúng. Trong trường hợp khi con đòi hỏi như vậy bố mẹ vẫn giữ một thái độ mình tĩnh và trả lời nhất quán một câu “Hôm nay không mua được”, lặp lại nhiều lần như vậy thì trẻ sẽ phải từ bỏ đòi hỏi của mình vì chúng biết nếu có tiếp tục thì chúng cũng vẫn bị từ chối như vậy.