Soroban là phương pháp giúp rèn luyện cả hai bán cầu não trái và bán cầu não phải. Vì sao lại như vậy?
Vì phương pháp này bao gồm hai phần: tưởng tượng hình ảnh bàn tính và thực hiện các phép tính. Trong khi đó, bán cầu não trái đảm nhiệm việc tính toán logic còn bán cầu não phải đảm nhiệm trí tưởng tượng không gian.
Do đó, trong khi thực hiện phép tính nhẩm, ví dụ: Khi nghe thấy số 75 lập tức thông tin đó sẽ được truyền lên não trái và não trái lại truyền thông tin sang não phải. Tại đây, não phải sẽ hình dung và tưởng tượng ra sự di chuyển của các hạt bàn tính ở vị trí số 75 như hình vẽ. Như vậy, não trái chỉ ghi nhớ thông tin là con số 75, còn não phải lại hình dung và tưởng tượng ra một cách rõ nét về số 75 trên bàn tính.
Soroban trong xã hội hiện đại
Bên cạnh đó, học cách tính nhẩm không giúp tăng tư duy khi giải toán của trẻ. Vì chỉ đến khi tìm ra cách giải thì tính nhẩm mới phát huy tác dụng. Phương pháp giải toán mới là tư duy cần dạy cho trẻ.
Ngoài ra thì phương pháp này biến các em thành một cỗ máy tính toán hơn là phát triển tư duy. Vì tất cả những con số tính nhẩm được áp vào một công thức có sẵn, các em chỉ việc làm đi làm lại giống như nhau.
Do đó đối với những người chưa từng học qua phương pháp tính nhẩm siêu tốc thì Soroban giống như một điều kỳ lạ khiến cho cả người lớn cũng phải khâm phục.
Tuy nhiên đối với những cuộc thi tính nhẩm Soroban tại Nhật Bản thì đó đúng là một đẳng cấp khác mà không phải ai cũng làm được. Những cuộc thi này được chứng nhận trên thế giới và được ghi vào sách kỷ lục Guinness.