1. Thể hiện tình cảm

Trẻ nhỏ cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ có hồi hải mã trong não bộ lớn hơn.

Đây là khẳng định của các nhà khoa học Trường Đại học Washington sau khi thực hiện một cuộc nghiên cứu có tên “Trẻ nhỏ được bố mẹ hỗ trợ ngay từ khi còn nhỏ được dự đoán có hồi hải mã trong não bộ lớn hơn khi đến tuổi đi học”. Hồi hải mã chính là “trung khu não bộ nơi lưu giữ trí nhớ, kiểm soát cảm xúc và điều chỉnh căng thẳng”.

2. Trò chuyện

Bố mẹ nói chuyện càng nhiều với trẻ, vốn từ của trẻ càng phát triển nhanh hơn và điểm số bài kiểm tra IQ càng cao hơn từ sau ba tuổi.

Nghiên cứu Hart & Risley đã chỉ ra rằng “bố mẹ nói chuyện càng nhiều với trẻ, vốn từ của trẻ càng phát triển nhanh hơn và điểm số bài kiểm tra IQ của trẻ càng cao hơn từ sau ba tuổi”. Một đứa trẻ có bố mẹ “hay nói” nghe được 45 triệu từ trong bốn năm đầu đời, trong khi trẻ có bố mẹ “ít nói” chỉ nghe được 13 triệu từ, vì vậy sau bốn năm sự khác biệt sẽ lên tới 30 triệu từ.

3. Âm nhạc
Trẻ nhỏ có cơ hội tiếp xúc với âm nhạc (và nhảy nhót theo nhạc) phát triển khả năng giao tiếp tốt hơn

Giáo sư Dennie Palmer Wolf – chuyên gia nghiên cứu về năng lực phát triển nghệ thuật ở trẻ nhỏ của trường Đại học Havard đã hợp tác với Nhà hát Carnegie Hall, Manhattan, Mỹ thực hiện một nghiên cứu có tên “Vì sao âm nhạc lại quan trọng” về vai trò của âm nhạc đối với sự phát triển của trẻ.

4. Trò chơi điện tử “thông minh”

Nếu được tiếp xúc với các loại trò chơi điện tử yêu cầu người chơi phải tư duy để giải quyết vấn đề, trẻ nhỏ có thể rèn luyện được tốc độ phân tích tình huống nhanh hơn 13% so với những đứa trẻ khác.

Phát hiện này của các nhà khoa học trường Đại học Rochester, Mỹ đã chứng minh được trò chơi điện tử hành động rèn luyện người chơi có khả năng đưa ra quyết định nhanh chóng. Người chơi thường “cảnh giác” cao độ với những điều diễn ra xung quanh họ. Điều này không những họ chơi tốt hơn, mà còn cải thiện các kỹ năng cần thiết cho các hoạt động hàng ngày như làm nhiều việc cùng một lúc, lái xe, đọc chữ in nhỏ, theo sát bạn bè giữa đám đông và định hướng đường đi.

5.Tự do vui chơi ngoài trời

Một giờ vui chơi ngoài trời giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ và tập trung tới 20%.

Các nhà nghiên cứu chuyên khoa thần kinh Marc Berman, John Jonides và Stephen Kaplan của trường Đại học Michigan đã khám phá ra lợi ích từ việc tiếp xúc với thiên nhiên đối với nhận thức của trẻ. Họ cũng chứng minh được đi bộ trong công viên, hay thậm chí ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên có thể giúp cải thiện trí nhớ và tập trung tới 20%.

6. Vận động

Khả năng làm toán của trẻ được cải thiện chỉ với 40 phút tập thể dục hàng ngày.

Theo một nghiên cứu của trường Đại học Khoa học Y tế Georgia, Mỹ, cân nặng và mức độ hoạt động thể chất là hai nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu và vận dụng kiến thức của trẻ. Nói cách khác, trẻ nhỏ có thói quen vận động đạt được điểm số cao hơn (ở khả năng lên kế hoạch và năng lực tập trung) so với những đứa trẻ thiếu hoạt động hay thừa cân béo phì.

7.Đồ ăn ít đường

Ăn thức ăn chứa nhiều đường hóa học làm giảm tốc độ suy nghĩ của não bộ, cản trở việc ghi nhớ và tiếp thu kiến thức.

Một nghiên cứu năm 2012 của trường Đại học California, Los Angeles đã chứng minh được nhận định này. Giáo sư giải phẫu thần kinh Fernando Gomez-Pinilla của Trường Y khoa David Geffen trực thuộc Đại học California cho biết, “Hấp thu thực phẩm chứa nhiều đường hóa học trong thời gian dài làm thay đổi khả năng học tập và ghi nhớ thông tin của não bộ.

Thông tin liên hệ:

Đăng ký học Online

Đăng ký tham gia khoá học Online cùng Japansoroban tại đây.
Đăng ký

Đăng ký học thử miễn phí

Đăng ký ngay để trải nghiệm chương trình toán bàn tính Soroban đến từ Nhật Bản




    Facebook 0963 713 751 Đăng ký
    học thử miễn phí
    Liên hệ

      Đăng ký sách online