Người Nhật rèn luyện cho trẻ những giá trị khắt khe từ khi chúng còn nhỏ, như việc tôn trọng tài sản của người khác, dù chỉ là một đồng xu 1 yen.

Trong bài viết “Dạy văn hóa xấu hổ cho trẻ nhỏ” đăng trên báo Mỹ New York Times gần đây, tác giả Nicholas Kristof nói rằng những ông bố bà mẹ nước ngoài khi đến Nhật thường cảm thấy tò mò và ghen tị trước những em bé giống như thiên thần trong các trường mầm non, trong các nhà hàng, khi chúng chẳng bao giờ sờ mó nghịch ngợm lọ muối, hạt tiêu trên bàn, không bao giờ đòi hỏi, mè nheo khi đi qua quầy kem giữa mùa hè.

Vì thế, khi có cơ hội, Kristof quyết định học cách dạy con của người Nhật. Khi cậu con trai 5 tuổi Gregory của anh nhặt được một đồng xu 100 yen (gần bằng 1 USD) trên sân chơi, Kristof quyết định đưa con đến đồn cảnh sát để nộp lại.

Người cảnh sát trẻ lấy ra một tờ khai rồi hỏi Gregory: “Cháu nhặt được đồng xu ở đâu?”. “Hôm qua ạ”, Gregory trả lời. “Lúc mấy giờ?” – anh cảnh sát hỏi tiếp. Hai bố con Kristof không nhớ rõ, nhưng họ đưa ra thời gian áng chừng luc 5h chiều. Anh cảnh sát tiếp tục hỏi địa chỉ, nghề nghiệp và vị trí chính xác mà Gregory tìm thấy đồng xu, rồi gọi điện đến nơi có vẻ như văn phòng trung tâm để báo cáo tỉ mỉ về việc một cậu bé vừa nộp đồng xu 100 yen.

Sau khi gắn số quản lý cho đồng xu bị đánh rơi này, anh cảnh sát khen ngợi sự trung thực của Gregory, đưa cho hai bố con cậu bé một tờ giấy xác nhận với nội dung họ có thể đến nhận lại đồng xu sau 6 tháng nếu không có ai đến nhận.

Anh cảnh sát mất hơn 30 phút để giải quyết vụ việc. Người Tây có thể coi đây là việc phí thời gian, vì thực tế có những bố mẹ đưa con đến nộp đồng xu chỉ 1 yen. Nhưng người Nhật coi đó là một sự đầu tư cho lòng trung thực. Khi ra khỏi đồn cảnh sát, Kristof nói rằng anh nhận thấy đây thực sự là ý tưởng hay. Nhưng anh cũng sớm nhận ra, mọi việc với anh không đơn giản như vậy.

Ba ngày sau, cậu bé Gregory khi đang đi bộ gần nhà lại nhặt được đồng xu 10 yen. “Đi đến đồn cảnh sát thôi bố ơi!”, cậu nói với bố.

Kristof nghĩ rằng anh cảnh sát có thể kiên nhẫn lần đầu, nhưng lần thứ hai sẽ không như vậy. May thay, nhà trẻ nơi Gregory đang học có chương trình quyên góp tiền giúp người nghèo, nhưng phải là tiền của bọn trẻ, không phải tiền xin bố mẹ.

Kristof nói với cậu bé rằng cậu có thể quyên góp đồng xu cậu nhặt được để giúp người nghèo, và cậu bé có vẻ thấy khó hiểu khi đột nhiên cậu có thể cho đi đồng tiền mà trước đó cậu được dạy rằng nó không thuộc về cậu. Kristof bắt đầu nhận ra rằng dạy con những giá trị của người Nhật không dễ như anh nghĩ ban đầu.

Nét văn hóa này được giáo dục từ nhỏ, nên đã ăn sâu vào văn hóa của người Nhật, đến mức sau khi xảy ra trận động đất và sóng thần dữ dội năm 2011, cảnh sát cho biết thói quen trả lại đồ nhặt được, trong đó có cả tiền mặt, vẫn được người dân Nhật thực hiện.

Các nhà nhân chủng học nhấn mạnh “văn hóa xấu hổ” của người Nhật khiến họ luôn hành xử theo cách không để người xung quanh đánh giá xấu.

Áp lực xã hội khiến những bố mẹ Nhật không thể lái một chiếc xe bẩn đi ra ngoài hoặc mặc áo phông khi đưa con đi học. Áp lực cũng khiến họ không làm những việc xấu khác. Vì thế, Nhật Bản có tỷ lệ tội phạm rất thấp nhưng có tỷ lệ tự tử cao. Khi người Nhật chán nản, họ không giết hàng xóm như nhiều người Mỹ, mà tự giết chính mình.

Thông tin liên hệ:

Đăng ký học Online

Đăng ký tham gia khoá học Online cùng Japansoroban tại đây.
Đăng ký

Đăng ký học thử miễn phí

Đăng ký ngay để trải nghiệm chương trình toán bàn tính Soroban đến từ Nhật Bản




    Facebook 0963 713 751 Đăng ký
    học thử miễn phí
    Liên hệ

      Đăng ký sách online