Bám mẹ là hiện tượng bình thường mà các bé sẽ thể hiện trong quá trình phát triển tâm lý của mình. Nhưng bám ở mức độ thế nào cho hợp lý là một điều mẹ cần cân nhắc và sớm tập cho con.

Nếu như bạn vào nhà vệ sinh bé cũng gào khóc đòi theo thì bạn cần “chỉnh đốn” lại bé. Bởi việc này sẽ gây khó khăn lớn cho bạn đến thời điểm bạn phải đi làm trở lại.

Ngoài ra, bám mẹ hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển tính cách độc lập của bé sau này. Bám mẹ một cách quá đáng sẽ khiến bé trở nên phụ thuộc, thiếu tự tin, khả năng hòa nhập với môi trường không tốt.

1. Tại sao bé lại bám mẹ?

Sự gắn bó:

Sợi dây tình cảm giữa mẹ và con rất bền vững và chính sức mạnh của mối quan hệ thiêng liêng này đã làm bé thích ở cạnh bên bạn cả ngày. Mẹ là người hay bế ẵm bé, cho bé bú hàng ngày, ru bé ngủ… do đó bé “bện hơi” mẹ cũng là một điều hết sức bình thường.

Tuy nhiên, khi bé quá bám mẹ, bé sẽ quấy khóc, thậm chí là tỏ ra sợ hãi nếu không có mẹ hoặc tiếp xúc với người lạ. Điều này sẽ ít nhiều gây ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách của bé sau này, đồng thời cũng ảnh hưởng tới cả sinh họat của gia đình. Bé không chịu chơi một mình nên mẹ cũng không thể làm được việc gì vì luôn phải ở bên cạnh bé.

Bé chưa hiểu khái niệm thời gian

Bạn có thể ước đoán được thời gian làm công việc của mình, đôi khi chỉ cần vài giậy để chạy từ phòng này sang phòng khác nhưng bé thì không hiểu được điều đó. Khái niệm về thời gian chưa hình thành, một giây cũng rất có thể là mãi mãi.

Nhận thức của bé về sự hiện diện của mẹ

Bé trở nên nhạy cảm hơn với sự hiện diện của mẹ vì nhận thức về môi trường xung quanh đã hình thành. Vì thế, bé trở nên cáu gắt, khó chiều mỗi khi không thấy bóng dáng mẹ.

Mỗi khi tìm mẹ là trẻ lại khóc lớn nhưng nếu bạn quan sát bạn có thể thấy bé thể hiện sự bất an, thiếu tự tin bằng những cách khác. Ví dụ, bé chập chững chạy theo bước chân của bạn. Không phải bé muốn chọc phá hoặc không nghe lời khi cứ lặng lẽ bám gót mẹ vào tận nhà bếp mặc dù bạn đã lớn tiếng dặn dò bé ngồi yên trong phòng để bạn đi rót nước cho bé.

Ði theo cũng là một cách nói “Mẹ! con muốn đi theo mẹ!”.Trong một số trường hợp, đứa bé trở nên thụ động khi không có mẹ bên cạnh. Khi mẹ trở lại với trẻ thì thấy bé vẫn ngồi im lặng như thể nó chẳng nhúc nhích.

2. Giai đoạn bé “bám mẹ”

Những bé ở tuổi chập chững biết đi cho đến tuổi đi mẫu giáo thường thích bám mẹ nhất. Bởi đó là khoảng thời gian bé bất an với sự xa cách. Bé sợ mẹ sẽ rời xa mình mà không trở lại nữa.

Với những bé “quen hơi” mẹ từ nhỏ, chỉ có mẹ chăm sóc chủ yếu thì sự “bám mẹ” càng tăng. Vì vậy, bạn cần chi phối bé từ nhỏ với sự chăm sóc của nhiều người thân khác nhau trong gia đình. Bé sẽ dễ dàng vui chơi, ăn ngủ với người thân dù có mẹ hay không.

Nguồn: St

Thông tin liên hệ:

Đăng ký học Online

Đăng ký tham gia khoá học Online cùng Japansoroban tại đây.
Đăng ký

Đăng ký học thử miễn phí

Đăng ký ngay để trải nghiệm chương trình toán bàn tính Soroban đến từ Nhật Bản




    Facebook 0963 713 751 Đăng ký
    học thử miễn phí
    Liên hệ

      Đăng ký sách online