Một nghiên cứu phát hiện ra rằng, thời gian tập trung của trẻ từ 3-8 tuổi chỉ có khoảng 8 phút. Thời gian trẻ lứa tuổi này tập trung lâu nhất cũng không quá 13 phút. Thế nên với trẻ em, không duy trì tập trung được lâu và trẻ mất tập trung là điều hoàn toàn bình thường.

Sự mất tập chung chú ý của trẻ ở độ tuổi 6-10 tuổi- độ tuổi trẻ bắt đầu bước vào một cuộc sống với hoạt động chủ đạo là học tập, khác hẳn với trước đó có nhiều nguyên nhân:

Thứ nhất, trẻ không có kỷ luật, sự kiên định để làm những việc cần thiết và quan trọng mà chỉ chọn những việc thuận lợi và hấp dẫn.

Thứ hai, sự chủ quan. Những cá tính, sinh lực, sáng tạo, thông minh và hành động là rất quan trọng với mỗi người, nhưng đôi khi đây lại là những cái bẫy. Với cá tính mạnh, cộng với nhịp độ nhanh của quá trình ôn thi thì ngay cả những học sinh tài giỏi nhất cũng có thể bị rơi vào cái bẫy của sự mất tập trung, từ đó giảm hiệu quả học tập.

Thứ ba, trẻ thiếu một phương pháp làm việc có kỷ luật và được lập trình khoa học. Có nhiều người học theo ngẫu hứng và rất bừa bộn nhưng vẫn học rất giỏi và thành công. Tuy nhiên, đó chỉ là một trong số ít, vì vậy cần tập cho trẻ thói quen và kỹ năng học tập khoa học.

Thứ tư, sự mất tập trung có thể do trẻ mắc hội chứng tăng động- giảm chú ý:

Tồn tại ít nhất 6 triệu chứng giảm chú ý trong thời gian tối thiểu là 6 tháng, đến độ không thích nghi và không phù hợp với trình độ phát triển:

  • Thường không thể tập trung chú ý nhiều vào các chi tiết hoặc phạm phải những lỗi lầm do bất cẩn trong học tập, làm việc hoặc trong các hoạt động khác.
  • Thường khó khăn trong việc duy trì khả năng chú ý trong công việc hoặc vui chơi.
  • Thường có vẻ không lắng nghe người khác khi nói chuyện trực tiếp.
  • Thường không tuân theo những hướng dẫn hoặc không thể hoàn tất bài vở ở trường, công việc nhà, hoặc các trách nhiệm nơi làm việc (không phải do hành vi chống đối hoặc không có khả năng hiểu hướng dẫn).
  • Thường khó khăn khi tiến hành các hoạt động cần tính tổ chức.
  • Thường né tránh, không thích, hoặc miễn cưỡng tham gia các công việc đòi hỏi sự cố gắng tinh thần trong thời gian dài (như làm bài tập ở trường hoặc bài tập về nhà).
  • Thường để thất lạc những vật dụng cần để làm việc hoặc vui chơi (đồ chơi, dụng cụ học tập, bút chì, sách vở).
  • Thường dễ dàng bị phân tâm bởi các kích thích bên ngoài.
  • Thường quên làm các công việc hằng ngày.

Khi thấy con không tập trung vào việc học tập, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh uốn nắn, rèn giũa thay vì quát mắng. Bởi như vậy, tình trạng của bé sẽ không được cải thiện mà còn có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Nguồn: St

Thông tin liên hệ:

Đăng ký học Online

Đăng ký tham gia khoá học Online cùng Japansoroban tại đây.
Đăng ký

Đăng ký học thử miễn phí

Đăng ký ngay để trải nghiệm chương trình toán bàn tính Soroban đến từ Nhật Bản




    Facebook 0963 713 751 Đăng ký
    học thử miễn phí
    Liên hệ

      Đăng ký sách online