1. Trò chơi cái cây toán học

Cách làm:

  • Chuẩn bị: Giấy bìa cứng và bút màu.
  • Thực hiện: Mẹ vẽ hình 1 cái cây to ra giấy bìa cứng (bao hồm cả tán lá cây và thân cây). Sau đó tạo ra các vòng xoáy trên tán cây bằng bút màu. Với mỗi vòng xoáy, mẹ dán một phép tính cộng hoặc trừ khác nhau.
  • Lấy một tấm bìa màu đỏ khác cắt thành những hình tròn bằng nhau. Trên mỗi hình tròn là kết quả của các phép tính trên tán cây.

Hướng dẫn bé chơi: Trò chơi này phù hợp cho các bé đang ở độ tuổi học cộng trừ. Nhiệm vụ của bé là xếp kết quả (hình tròn giấy màu đỏ) vào đúng vị trí của phép tính trên tán cây. Mỗi phép tính chỉ có 1 kết quả duy nhất. Đừng quên thưởng quà cho bé khi bé làm đúng kết quả mẹ nhé!

2. Trò chơi đưa bóng vào lỗ tròn

Cách làm

  • Chuẩn bị: 1 thùng bìa các tông và những quả bóng tròn nhỏ.
  • Thực hiên: chiếc thùng bìa các tông to nguyên hộp, mẹ loại bỏ một mặt của chiếc thùng, để lại phần đáy và các thành xung quanh. Mẹ có thể dán giấy màu vào thùng và vẽ các hình thù ngộ nghĩnh khác nhau để tăng hứng thú cho bé.
  • Tại phần đáy thùng, mẹ khoét các lỗ tròn khác nhau ở các vị trí khác nhau sao cho kích thước vừa bằng quả bóng (3-5 lỗ tròn).

Hướng dẫn bé chơi: Hãy cho toàn bộ số bóng vào trong chiếc thùng đó. Nhiệm vụ của bé là cầm chiếc thùng và lắc nhẹ, uyển chuyển sao cho bóng rơi đúng vào các lỗ mà mẹ đã khoét trước đó. Bé sẽ dễ dàng thực hiện hơn nếu mẹ nói cần đưa bóng vào lỗ mũi, lỗ tai của hình nhân vật tại thùng bìa các tông.

3. Trò chơi nhận diện hình khối

Cách làm

  • Chuẩn bị: 1 miếng thùng bìa các tông to và giấy màu (hoặc bìa các tông nhiều màu khác nhau).
  • Thực hiện: Tại miếng thùng bìa các tông to, bé vẽ và cắt 5 hình khối khác nhau mà bé đang học: hình vuông, hình tròn, hình bầu dục, hình chữ nhật và hình tam giác. Tại các giấy màu, mẹ cũng cắt thành 5 loại hình này khác nhau với kích thước nhỏ vừa đủ.

Hướng dẫn bé chơi: Nhiệm vụ của bé là lựa chọn các hình giấy màu có hình khối tương thích, đặt vào đúng hình khối tại miếng bìa các tông to. Hoạt động này giống như việc phân loại hình khối cùng loại về chung với nhau (như nhặt những hạt đậu).

4. Trò chơi ghép đĩa – ghép chữ

Cách làm:

  • Chuẩn bị: 10 chiếc đĩa giấy, bút màu khác nhau.
  • Thực hiện: Mỗi chiếc đĩa giấy mẹ cắt làm 2 phần (có thể cắt hình zíc zắc để bé ghép sẽ thích thú hơn là cắt thẳng). Sau đó, tại mỗi nửa của chiếc đĩa, 1 nửa viết chữ in hoa, 1 nửa viết chữ in thường. Lưu ý, 2 nửa của 1 chiếc đĩa phải là 2 chữ cái giống nhau, chỉ khác nhau giữa chữ in hoa và chữ thường.

Hướng dẫn bé chơi: Mẹ tung tất cả những nửa đĩa ra sàn, làm đảo lộn các nửa đĩa. Nhiệm vụ của bé là tìm các nửa đĩa có chữ giống nhau và ghép lại thành 1 chiếc đĩa hoàn chỉnh.

5. Trò chơi xúc xắc

Cách làm

  • Chuẩn bị: 5 loại giấy màu khác nhau và dài như đỏ, vàng, xanh nước biển, tìm, xanh lá cây, 1 cuộn băng dính đen. Những chiếc hộp nhỏ hình vuông để làm quân xúc xắc.
  • Thực hiện: Mẹ trải dọc 5 loại giấy màu ra sàn nhàu, sau đó phân ô (như hình) bằng băng dính đen. Với quân xúc xắc, mẹ lấy 5 giấy màu dán vào 5 hộp giấy, dùng bút dạ đen để chấm các nốt tròn đen tương ứng các mặt của hộp xúc xắc: 1, 2, 3, 4, 5, 6.

Hướng dẫn bé chơi: Mỗi bé lựa chọn cho mình 1 loại màu khác nhau và chơi theo lần lượt. Tới lượt bé nào thì tung quân xúc xắc của mình, nếu mặt ngửa của quân xúc xắc là 2 nốt chấm tròn, bé được đi 2 ô, nếu là 3 chấm tròn, bé được đi 3 ô… Ai đi hết được các ô trước là người thắng cuộc. Mẹ nhớ dành phần thưởng xứng đáng cho bé nhé!.

Thông tin liên hệ:

Đăng ký học Online

Đăng ký tham gia khoá học Online cùng Japansoroban tại đây.
Đăng ký

Đăng ký học thử miễn phí

Đăng ký ngay để trải nghiệm chương trình toán bàn tính Soroban đến từ Nhật Bản




    Facebook 0963 713 751 Đăng ký
    học thử miễn phí
    Liên hệ

      Đăng ký sách online